Từ chơi đùa đến tư duy

…Ở trường mẫu giáo Waldorf, ấn tượng đầu tiên là khung cảnh lớp học không có bất kỳ các thiết bị “giáo dục” nào. Giáo viên mẫu giáo Charlotte Comeras miêu tả một lớp học Waldorf tiêu biểu như sau:

𝘊𝘢̆𝘯 𝘱𝘩𝘰̀𝘯𝘨 𝘢̂́𝘮 𝘢́𝘱 𝘷𝘢̀ 𝘤𝘰́ 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘬𝘩𝘪́ 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘰̛̉ 𝘯𝘩𝘢̀ 𝘷𝘢̀ 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘨𝘪𝘢́𝘰 𝘷𝘪𝘦̂𝘯 đ𝘢𝘯𝘨 𝘣𝘢̣̂𝘯 𝘳𝘰̣̂𝘯 𝘭𝘢̀𝘮 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘳𝘢̂́𝘵 𝘯𝘩𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘤𝘰́ 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘤𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨 𝘤𝘶̉𝘢 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘮𝘢̂̃𝘶 𝘨𝘪𝘢́𝘰. 𝘕𝘦̂́𝘶 𝘤𝘰́ 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘭𝘰̛́𝘯 𝘬𝘩𝘢́𝘤 𝘰̛̉ 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘰̀𝘯𝘨, 𝘤𝘰̂ 𝘢̂́𝘺 𝘩𝘢𝘺 𝘢𝘯𝘩 𝘢̂́𝘺 𝘤𝘶̃𝘯𝘨 𝘣𝘢̣̂𝘯 𝘣𝘪̣𝘶 𝘭𝘢̀𝘮 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘯𝘢̀𝘺 𝘩𝘢𝘺 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘬𝘪𝘢 – 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘭𝘢̀ 𝘤𝘩𝘢̉𝘪 𝘭𝘦𝘯 đ𝘦̂̉ 𝘭𝘢̀𝘮 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘰𝘯 𝘳𝘰̂́𝘪, 𝘩𝘢𝘺 𝘴𝘶̛̉𝘢 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘮𝘪𝘦̂́𝘯𝘨 𝘷𝘢̉𝘪 𝘭𝘢̀𝘮 đ𝘰̂̀ 𝘤𝘩𝘰̛𝘪 𝘣𝘪̣ 𝘳𝘢́𝘤𝘩. 𝘖̛̉ 𝘲𝘶𝘢𝘯𝘩 𝘱𝘩𝘰̀𝘯𝘨 𝘤𝘰́ 𝘤𝘢́𝘤 𝘤𝘢́𝘪 𝘳𝘰̂̉ đ𝘶̛̣𝘯𝘨 đ𝘢̂̀𝘺 𝘤𝘢́𝘤 𝘮𝘪𝘦̂́𝘯𝘨 𝘨𝘰̂̃, 𝘲𝘶𝘢̉ 𝘵𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘩𝘢𝘺 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘷𝘰̉ 𝘴𝘰̀ 𝘭𝘰̛́𝘯 𝘭𝘶̛𝘰̛̣𝘮 𝘵𝘶̛̀ 𝘣𝘢̃𝘪 𝘣𝘪𝘦̂̉𝘯. 𝘕𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘤𝘢́𝘪 𝘳𝘰̂̉ 𝘬𝘩𝘢́𝘤 𝘵𝘩𝘪̀ đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘤𝘩𝘢̂́𝘵 𝘤𝘢𝘰 𝘭𝘦̂𝘯 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘤𝘢́𝘤 𝘮𝘢̉𝘯𝘩 𝘷𝘢̉𝘪 𝘥𝘶̀𝘯𝘨 đ𝘦̂̉ 𝘤𝘩𝘰̛𝘪 𝘩𝘢𝘺 𝘤𝘢́𝘤 𝘮𝘪𝘦̂́𝘯𝘨 𝘷𝘢̉𝘪 𝘮𝘶𝘴𝘭𝘪𝘯 𝘮𝘢̀𝘶 𝘴𝘢̆́𝘤 𝘹𝘪𝘯𝘩 𝘹𝘢̆́𝘯 𝘯𝘩𝘦̣ 𝘯𝘩𝘢̀𝘯𝘨, 𝘵𝘢̂́𝘵 𝘤𝘢̉ đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘨𝘢̂́𝘱 𝘨𝘰̣𝘯 𝘨𝘩𝘦̃ 𝘷𝘢̀ 𝘤𝘩𝘰̛̀ đ𝘰̛̣𝘪 đ𝘦̂̉ 𝘵𝘳𝘰̛̉ 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘣𝘢̂́𝘵 𝘬𝘺̀ 𝘤𝘢́𝘪 𝘨𝘪̀ 𝘮𝘢̀ 𝘵𝘳𝘦̉ 𝘤𝘢̂̀𝘯: 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘮𝘢́𝘪 𝘩𝘢𝘺 𝘵𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘤𝘶̉𝘢 𝘤𝘢̆𝘯 𝘯𝘩𝘢̀, 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘣𝘪𝘦̂̉𝘯 𝘤𝘢̉, 𝘤𝘢́𝘯𝘩 đ𝘰̂̀𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰 𝘤𝘶̛̀𝘶 𝘨𝘢̣̆𝘮 𝘤𝘰̉, 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘬𝘩𝘢̆𝘯 𝘤𝘩𝘰𝘢̀𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰 𝘦𝘮 𝘣𝘦́ 𝘩𝘢𝘺 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘵𝘢̂́𝘮 𝘮𝘢̀𝘯 𝘤𝘩𝘦 𝘤𝘩𝘰 𝘯𝘶̛̃ 𝘩𝘰𝘢̀𝘯𝘨. 𝘒𝘩𝘢̉ 𝘯𝘢̆𝘯𝘨 𝘣𝘪𝘦̂́𝘯 𝘩𝘰́𝘢 𝘭𝘢̀ 𝘷𝘰̂ 𝘵𝘢̣̂𝘯. 𝘛𝘳𝘦̂𝘯 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘢́𝘪 𝘬𝘦̣̂ 𝘤𝘰́ 𝘳𝘢̂́𝘵 𝘯𝘩𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘤𝘰𝘯 𝘳𝘰̂́𝘪 đ𝘢𝘯𝘨 đ𝘶̛́𝘯𝘨: 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘩𝘰𝘢̀𝘯𝘨 𝘵𝘶̛̉, 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘯𝘰̂𝘯𝘨 𝘥𝘢̂𝘯 𝘷𝘢̀ 𝘷𝘰̛̣ 𝘤𝘶̉𝘢 𝘰̂𝘯𝘨, 𝘮𝘰̣̂𝘵 đ𝘶̛́𝘢 𝘵𝘳𝘦̉, 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘣𝘢̀ 𝘨𝘪𝘢̀ 𝘵𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢́𝘪 … 𝘓𝘶̃ 𝘵𝘳𝘦̉ 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘥𝘶̛̣𝘯𝘨 𝘭𝘦̂𝘯 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘭𝘢̂𝘶 đ𝘢̀𝘪 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨 đ𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘩𝘢𝘺 𝘵𝘢̣𝘰 𝘳𝘢 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘯𝘰̂𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘢̣𝘪, 𝘥𝘪𝘦̂̃𝘯 𝘭𝘢̣𝘪 𝘮𝘰̂𝘵 𝘤𝘢̉𝘯𝘩 𝘩𝘰𝘢̣𝘵 đ𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘤𝘶̉𝘢 𝘤𝘰𝘯 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘩𝘢𝘺 𝘥𝘶̀𝘯𝘨 𝘯𝘰́ đ𝘦̂̉ 𝘬𝘦̂̉ 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘢̂𝘶 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯. Đ𝘢̂𝘺 𝘤𝘩𝘪̉ 𝘭𝘢̀ 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘷𝘢̀𝘪 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘴𝘰̂́ 𝘳𝘢̂́𝘵 𝘯𝘩𝘪𝘦̂̀𝘶 đ𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘮𝘢̀ 𝘭𝘶̃ 𝘵𝘳𝘦̉ 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘵𝘳𝘰̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̂́𝘺 𝘬𝘩𝘪 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘣𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘷𝘢̀𝘰 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘭𝘰̛́𝘱 𝘤𝘶̉𝘢 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘮𝘢̂̃𝘶 𝘨𝘪𝘢́𝘰.

Và những thứ KHÔNG ở trong phòng của lớp mẫu giáo cũng có tầm quan trọng không kém những thứ có ở trong phòng: không có “đồ chơi giáo dục” nào (có rất ít đồ vật ở đây có thể được xem như “đồ chơi”), không có sách, không có tấm hình treo tường kiểu poster, không có bản thông báo, không có máy tính để bàn. (…)

Không giống như các thiết bị và các không gian mang tính giáo dục quyết liệt lấp đầy phòng học mẫu giáo của trường chính thống, các môi trường của mẫu giáo Waldorf chỉ có ý nghĩa khi có những đứa trẻ ở trong đó, những người có thể mang ý nghĩa đến cho phòng học:

… mỗi đứa trẻ sẽ tìm ra cách riêng của mình trong thời gian của riêng mình. Một số bé bị cuốn hút bởi người lớn trong phòng học và bất kỳ điều gì người lớn đang làm, sẽ muốn cũng làm việc đó, hoặc giúp đỡ người lớn; trong lúc những đứa trẻ khác, có thể là những đứa nhỏ nhất, sẽ thích thú ngồi im ngắm nhìn việc người lớn đang làm, tiếp nhận từng chi tiết, từng cử động. Những đứa trẻ khác sẽ biết chính xác điều chúng muốn làm: xây những cái cầu treo vĩ đại từ những tấm ván, những khúc gỗ và các mẩu dây len; hay xây một cái nhà cho các bạn bằng cách dùng các giá phơi quần áo và các mảnh vải để chơi đủ màu. Có thể sẽ mất một khoảng thời gian để trẻ tự chọn hoạt động mình muốn làm cũng như tìm bạn chơi. Đôi khi người lớn cũng cần có chút hướng dẫn rõ ràng để gợi ý việc này, song người lớn hãy tiếp tục công việc của mình càng nhiều càng tốt, nhưng, cùng lúc đó nhận biết rõ mọi thứ đang xảy ra trong phòng học.

“Miếng vải để chơi”, mà cô Comeras thường xuyên nhắc đến, là “đồ chơi nguyên mẫu” của trường mẫu giáo Waldorf. Đây là một mảnh vải lớn bằng vải bông (hay vải bông dạng lưới hay đôi khi là lụa) được nhuộm các màu tự nhiên từ cây cỏ. So với một hình dạng cố định bằng nhựa, miếng vải mềm mại và không có hình dáng cố định; còn so với một đồ chơi “giáo dục”, vải không cử động, không có các phần riêng lẻ, và cũng không có chức năng quá cụ thể. Mảnh vải để chơi cũng giống với một thứ không là gì cả mà một đứa trẻ có thể chơi. Nó gần như không là gì cả; nhưng, như Faust nói với Mephistopheles, “𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘤𝘢́𝘪 𝘒𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘭𝘢̀ 𝘨𝘪̀ 𝘤𝘢̉, 𝘛𝘰̂𝘪 𝘴𝘦̃ 𝘵𝘪̀𝘮 𝘵𝘩𝘢̂́𝘺 𝘛𝘢̂́𝘵 𝘤𝘢̉ 𝘤𝘶̉𝘢 𝘵𝘰̂𝘪!” Ngay cả Mary Sheedy Kurcinka, khi thảo luận về các lựa chọn của những đứa trẻ “tâm linh” khi đứng giữa các đồ chơi giáo dục chủ yếu bằng nhựa có sẵn trong một khung cảnh hoàn toàn thông dụng, đã thấy rằng:

… hầu hết những đứa trẻ tâm linh (thiên về tinh thần) thích những đồ chơi cho phép chúng sử dụng trí tưởng tượng của mình. Những vật kiểu như những người đồ chơi nhỏ, những khối gạch, Lego, các nhà chơi của Fisher-Price, các bảng kể chuyện và băng ca nhạc, và những quần áo để hóa trang là những đồ chơi ưa thích. Đây là tất cả những đồ chơi có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Không chỉ có một câu trả lời đúng. Hầu hết những đứa trẻ tâm linh không thèm nhìn lại lần thứ hai những đồ chơi mà chỉ có một cách “đúng” để chơi. Các món này bao gồm các trò chơi kiểu câu đố, nhiều loại đồ chơi trên tấm bảng (như trò chơi cá ngựa, bingo…, các loại bài, và các trò chơi trên bảng nhựa (xếp hình…). Nếu những đứa trẻ tâm linh của bạn mà có thích các trò chơi kể trên đây, hãy xem cách chúng thực sự chơi đồ chơi loại này. Hầu như các miếng của trò chơi sẽ được sử dụng làm đồ ăn tưởng tượng, tàu không gian, và các vật thể sáng tạo khác!

Những mảnh vải để chơi và các vật dụng khác tìm thấy trong trường mẫu giáo Waldorf cố tình để “không hoàn tất” về bản chất. Rất nhiều khoảng không còn chừa lại để trí tưởng tượng tích cực của trẻ “hoàn tất” chúng trong việc chơi, nhưng quá trình hoàn tất này không bao giờ bị quyết định bởi vật dụng đó. Các nguồn lực sức sống của trẻ, tham gia không ngừng để mang cuộc sống thấm nhuần vào đứa trẻ, các nguồn lực này lưu chuyển đủ để thấm đẫm vào bất kỳ vật dụng nào mà trẻ lưu tâm đến với “cuộc sống”. Nếu vật dụng đó mang hình tượng chung mô phỏng của hình dáng con người hay động vật – mà chúng ta chỉ cần nghĩ đến các con búp bê bằng vải dễ thương và các con ngựa gỗ của thời thơ ấu ngày xưa (chúng vẫn còn có thể tìm thấy trong trường mẫu giáo Waldorf!), đứa trẻ sẽ dễ dàng có thể mang cho vật dụng đó một tiếng nói, một tính cách, các tâm trạng vui buồn và các sở thích khác nhau.

Một giáo viên mẫu giáo đã được đào tạo trong cả phương pháp Montessori và Waldorf đã nghỉ dạy một thời gian để lo cho gia đình riêng. Sau vài năm cô bắt đầu lập một nhóm trẻ tại nhà cho trẻ em tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Vì cô vẫn còn các vật dụng và thiết bị được gom góp suốt những năm thực hành cả hai phương pháp, cô lập nên hai căn phòng trong nhà mình, một “Phòng Waldorf” và một “Phòng Montessori”. Cô nhận thấy là bất cứ khi nào có một bé mới đến gia nhập nhóm chơi, những đứa trẻ đã ở đó lâu có kinh nghiệm sẽ chỉ vào Phòng Waldorf và nói, “Đó là căn phòng nơi bạn được phép giả bộ”, và sau đó chỉ vào Phòng Montessori và nói: “Và đó là phòng mà bạn không được phép giả bộ.”

Những đồ chơi đã được thành hình rõ ràng sẽ cho trẻ một vẻ chính xác của đời sống vật chất, ví dụ như những con búp bê được làm “đúng theo giải phẫu học” (một công cụ giáo dục được ưa thích), có đôi mắt biết nhắm mở, có bên trong có thể “khóc” và “nói”, hay “các cử động”, hoặc có chân tay cứng được lồng trong bộ áp giáp của tương lai v.v…, và đứa trẻ sẽ còn rất ít hoặc chẳng còn gì để thêm vào chúng. Chơi với những đồ chơi như vậy hoàn toàn chỉ là vật lý, bởi các nguồn lực sức sống không còn chút khoảng không nào để đi vào với một sản phẩm đã hoàn chỉnh như vậy. Trẻ sẽ dễ dàng buồn chán, và biện pháp duy nhất có thể là mua một món đồ chơi khác để thêm vào bộ sưu tập đồ chơi. Và trẻ em mẫu giáo đã được học cách trở thành một người tiêu dùng, thay vì một người sáng tạo.

Trong quá khứ, trẻ chơi với đồ chơi; ngày nay, chúng ta có thể nói rằng đồ chơi đang làm việc chơi, và đứa trẻ chỉ nhìn. TV, dĩ nhiên, càng nhấn mạnh hơn trải nghiệm này. Bên trong màn hình, con người (hay các nhân vật hoạt hình tương ứng) đang chạy, nhảy nhót, nhào lộn, bay lượn, bơi lội và, dĩ nhiên, đang sử dụng các vũ khí đầy quyền năng. Phía trước màn hình, đứa trẻ đang ngồi, hoặc nằm, di chuyển mỗi đôi mắt của mình. Trẻ em đang nhanh chóng đánh mất cảm giác bản năng của việc chơi đùa. Học cách để chơi phải trở thành một yếu tố thiết yếu trong đời sống của trường mẫu giáo.

Charlotte Comeras mô tả các hoạt động của trẻ:

“𝘊𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘰̂𝘪 𝘴𝘶̛̉ 𝘥𝘶̣𝘯𝘨 𝘵𝘶̛̀ 𝘴𝘢́𝘯𝘨 𝘵𝘢̣𝘰, 𝘯𝘩𝘶̛𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘶̛̣𝘤 𝘤𝘩𝘢̂́𝘵, 𝘤𝘢́𝘪 𝘮𝘢̀ 𝘵𝘳𝘦̉ đ𝘢𝘯𝘨 𝘭𝘢̀𝘮 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘢̂̀𝘯 𝘭𝘰̛́𝘯 𝘵𝘩𝘰̛̀𝘪 𝘨𝘪𝘢𝘯 𝘭𝘢̀ 𝘵𝘢́𝘪 𝘵𝘢̣𝘰. 𝘊𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘰̛𝘪 𝘯𝘩𝘢̀ (𝘯𝘨𝘢̀𝘺 𝘹𝘶̛𝘢 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢 𝘩𝘢𝘺 𝘨𝘰̣𝘪 𝘭𝘢̀ 𝘯𝘩𝘢̀ 𝘤𝘩𝘰̀𝘪), 𝘯𝘢̂́𝘶 𝘢̆𝘯, 𝘭𝘢𝘶 𝘤𝘩𝘶̀𝘪, 𝘤𝘩𝘢̆𝘮 𝘴𝘰́𝘤 𝘦𝘮 𝘣𝘦́, 𝘩𝘰𝘢̣̆𝘤 𝘭𝘢̀𝘮 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘶̛̉𝘢 𝘩𝘢̀𝘯𝘨 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘮𝘰̣𝘪 𝘵𝘩𝘶̛́ đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘹𝘦̂́𝘱 đ𝘢̣̆𝘵 𝘤𝘢̂̉𝘯 𝘵𝘩𝘢̣̂𝘯 𝘤𝘩𝘰 𝘤𝘢́𝘤 𝘬𝘩𝘢́𝘤𝘩 𝘩𝘢̀𝘯𝘨 đ𝘦̂́𝘯 𝘷𝘢̀ 𝘮𝘶𝘢 𝘩𝘢̀𝘯𝘨. 𝘓𝘶̃ 𝘵𝘳𝘦̉ đ𝘪 𝘵𝘩𝘢̆𝘮 𝘣𝘢̣𝘯 𝘣𝘦̀ 𝘰̛̉ 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘤𝘢̆𝘯 𝘯𝘩𝘢̀ 𝘬𝘩𝘢́𝘤 𝘷𝘢̀ 𝘯𝘨𝘰̂̀𝘪 𝘶𝘰̂́𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 𝘵𝘢́𝘤𝘩 𝘵𝘳𝘢̀ 𝘷𝘢̀ 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘴𝘦̃ 𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘬𝘩𝘰̉𝘪 𝘯𝘩𝘢̀ đ𝘦̂̉ 𝘯𝘩𝘢̉𝘺 𝘭𝘦̂𝘯 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘩𝘪𝘦̂́𝘤 𝘹𝘦 𝘣𝘶𝘺́𝘵 𝘩𝘢𝘺 𝘵𝘢̀𝘶 đ𝘪𝘦̣̂𝘯 đ𝘢𝘯𝘨 𝘴𝘢̆́𝘱 𝘳𝘰̛̀𝘪 𝘬𝘩𝘰̉𝘪 𝘣𝘦̂́𝘯 đ𝘰̂̃. 𝘛𝘢̂́𝘵 𝘤𝘢̉ đ𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘯𝘢̀𝘺 𝘭𝘢̀ 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘱𝘩𝘢̂̀𝘯 𝘤𝘶̉𝘢 𝘤𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨 𝘩𝘢̀𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘢̀𝘺 𝘤𝘶̉𝘢 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘷𝘢̀ 𝘣𝘢̂𝘺 𝘨𝘪𝘰̛̀ 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘥𝘪𝘦̂̃𝘯 𝘭𝘢̣𝘪 𝘤𝘢́𝘪 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 đ𝘢̃ 𝘯𝘩𝘪̀𝘯 𝘵𝘩𝘢̂́𝘺 𝘰̛̉ 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘭𝘰̛́𝘯 đ𝘢𝘯𝘨 𝘭𝘢̀𝘮 𝘷𝘢̀ 𝘣𝘢̆̀𝘯𝘨 𝘤𝘢́𝘤𝘩 đ𝘰́ 𝘣𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘷𝘢̀𝘰 𝘤𝘢́𝘤𝘩 𝘩𝘰𝘢̣𝘵 đ𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘤𝘢́𝘤𝘩 𝘳𝘪𝘦̂𝘯𝘨 𝘤𝘶̉𝘢 𝘮𝘪̀𝘯𝘩. Đ𝘰̂́𝘪 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘵𝘳𝘦̉ 𝘯𝘩𝘰̉, 𝘤𝘩𝘶̛𝘢 𝘤𝘰́ 𝘴𝘶̛̣ 𝘵𝘢́𝘤𝘩 𝘣𝘪𝘦̣̂𝘵 𝘨𝘪𝘶̛̃𝘢 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘷𝘢̀ 𝘵𝘳𝘰̀ 𝘤𝘩𝘰̛𝘪 – 𝘵𝘢̂́𝘵 𝘤𝘢̉ 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘤𝘩𝘰̛𝘪 𝘭𝘢̀ 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘭𝘢̀𝘮 𝘷𝘢̀ 𝘵𝘢̂́𝘵 𝘤𝘢̉ 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘭𝘢̀𝘮 𝘭𝘢̀ 𝘵𝘳𝘰̀ 𝘤𝘩𝘰̛𝘪 …

𝘊𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢 𝘵𝘩𝘢̂́𝘺 𝘴𝘶̛̣ 𝘤𝘢̂̀𝘯 𝘵𝘩𝘪𝘦̂́𝘵 𝘯𝘢̀𝘺 𝘭𝘰̛́𝘯 𝘭𝘢𝘰 đ𝘦̂́𝘯 𝘮𝘶̛́𝘤 đ𝘰̣̂ 𝘯𝘢̀𝘰, 𝘤𝘩𝘰 𝘮𝘰̂̃𝘪 đ𝘶̛́𝘢 𝘵𝘳𝘦̉, 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘣𝘢̆́𝘵 𝘤𝘩𝘶̛𝘰̛́𝘤 𝘤𝘢́𝘪 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘢̉𝘪 𝘯𝘨𝘩𝘪𝘦̣̂𝘮 𝘹𝘶𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢𝘯𝘩 𝘮𝘪̀𝘯𝘩 𝘷𝘢̀ 𝘯𝘩𝘰̛̀ đ𝘰́ 𝘵𝘪̀𝘮 𝘵𝘩𝘢̂́𝘺 𝘮𝘰̂́𝘪 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘩𝘦̣̂ 𝘤𝘶̉𝘢 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝘨𝘪𝘰̛́𝘪 𝘯𝘢̀𝘺. 𝘛𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢 𝘷𝘪𝘦̣̂𝘤 𝘤𝘩𝘰̛𝘪 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘤𝘢́𝘤𝘩 𝘵𝘢́𝘪 𝘴𝘢́𝘯𝘨 𝘵𝘢̣𝘰, 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘣𝘢̆́𝘵 đ𝘢̂̀𝘶 𝘤𝘰́ đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘮𝘰̣̂𝘵 đ𝘪̣𝘯𝘩 𝘩𝘶̛𝘰̛́𝘯𝘨 𝘭𝘢̀𝘯𝘩 𝘮𝘢̣𝘯𝘩 𝘷𝘦̂̀ 𝘤𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘴𝘰̂́𝘯𝘨, 𝘲𝘶𝘢 𝘵𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢 𝘲𝘶𝘢́ 𝘵𝘳𝘪̀𝘯𝘩 𝘩𝘰̣𝘤 𝘩𝘰̉𝘪, 𝘷𝘢̀ 𝘵𝘩𝘢̂́𝘶 𝘩𝘪𝘦̂̉𝘶 𝘮𝘰̂𝘪 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘤𝘶̉𝘢 𝘮𝘪̀𝘯𝘩, 𝘵𝘳𝘦̉ 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘤𝘢̉𝘮 𝘵𝘩𝘢̂́𝘺 𝘢𝘯 𝘵𝘰𝘢̀𝘯 𝘩𝘰̛𝘯 𝘷𝘢̀ 𝘵𝘩𝘢̂𝘯 𝘵𝘩𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘩𝘰̛𝘯 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘮𝘰̂𝘪 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 đ𝘰́.

… 𝘒𝘩𝘪 𝘵𝘰̂𝘪 𝘭𝘢̂̀𝘯 đ𝘢̂̀𝘶 𝘵𝘪𝘦̂𝘯 𝘯𝘩𝘪̀𝘯 𝘵𝘩𝘢̂́𝘺 𝘭𝘰̛́𝘱 𝘩𝘰̣𝘤 𝘮𝘢̂̃𝘶 𝘨𝘪𝘢́𝘰 𝘞𝘢𝘭𝘥𝘰𝘳𝘧, 𝘵𝘰̂𝘪 𝘵𝘶̛̣ 𝘯𝘨𝘩𝘪̃ 𝘳𝘢̆̀𝘯𝘨, “𝘊𝘢̆𝘯 𝘱𝘩𝘰̀𝘯𝘨 𝘯𝘢̀𝘺 𝘨𝘪𝘰̂́𝘯𝘨 𝘯𝘩𝘶̛ 𝘵𝘩𝘶̛́ 𝘨𝘪̀ đ𝘰́ 𝘤𝘰́ 𝘵𝘶̛̀ 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝘬𝘺̉ 𝘮𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘤𝘩𝘪́𝘯!” 𝘕𝘩𝘶̛𝘯𝘨 𝘴𝘢𝘶 𝘬𝘩𝘪 𝘵𝘳𝘢̉𝘪 𝘲𝘶𝘢 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘵𝘶𝘢̂̀𝘯 𝘰̛̉ 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘤𝘶̉𝘢 𝘤𝘢́𝘤 𝘣𝘢̣𝘯, 𝘯𝘩𝘪̀𝘯 𝘯𝘨𝘢̆́𝘮 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 đ𝘶̛́𝘢 𝘵𝘳𝘦̉ 𝘤𝘩𝘰̛𝘪 đ𝘶̀𝘢 𝘷𝘢̀ 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘴𝘢́𝘵 𝘯𝘩𝘶̛̃𝘯𝘨 đ𝘶̛́𝘢 𝘵𝘳𝘦̉ 𝘭𝘰̛́𝘯 𝘩𝘰̛𝘯 𝘩𝘰̣𝘤 𝘩𝘢̀𝘯𝘩, 𝘨𝘪𝘰̛̀ 𝘵𝘰̂𝘪 𝘯𝘩𝘢̣̂𝘯 𝘳𝘢 𝘳𝘢̆̀𝘯𝘨 𝘯𝘨𝘰̂𝘪 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘯𝘢̀𝘺 đ𝘢𝘯𝘨 𝘤𝘶𝘯𝘨 𝘤𝘢̂́𝘱 𝘯𝘦̂̀𝘯 𝘨𝘪𝘢́𝘰 𝘥𝘶̣𝘤 𝘥𝘢̀𝘯𝘩 𝘤𝘩𝘰 𝘵𝘩𝘦̂́ 𝘬𝘺̉ 𝘩𝘢𝘪 𝘮𝘶̛𝘰̛𝘪 𝘮𝘰̂́𝘵.”

– Bài của Eugene Schwartz – Người dịch: Phan Lê Minh –