NHU CẦU THIẾT YẾU CỦA TRẺ: TỰ DO CHƠI ĐÙA

Khi viết về việc giờ chơi tự do của con trẻ đang giảm dần, rất khó tránh việc than thở như thể ta cứ nhớ hoài về một thời quá khứ tuyệt đẹp. Tôi thông cảm với những người chán ngán khi nghe người lớn tuổi bắt đầu kể: “Khi mà ta còn bé…”, vì họ biết những gì tiếp theo đã nghe đến thuộc lòng, kiểu như: “… chúng ta chơi đùa thoải mái ở ngoài đồng mà không có người lớn nào quản thúc”, “chúng ta chả cần đến điện thoại hay iPad để giải trí cũng như dạy mình phải làm thế nào cho vui”, “chúng ta không lo lắng về những kẻ bắt cóc, những tên bắt nạt hay những kẻ bệnh hoạn mà giờ đây các bậc phụ huynh sợ hãi đến ám ảnh”, và những điều kiểu như thế. Nhưng cũng cần tìm một cách tiếp cận đến những điều này để tìm ra sự thật quan trọng đằng sau chúng, bởi việc chơi đùa của trẻ là rất quan trọng.
Vui chơi tự do không phải là một thứ “phụ thêm” giữa những giờ học, giờ thực hành, và giờ xem TV, để muốn cắt xén là cắt xén. Vui chơi tự do, có nghĩ là một hoạt động mà những người tham gia chọn lựa và định hướng cũng như chơi để mà chơi thôi (và có thể nói thêm là, chơi không phải vì người lớn sẽ cho con nít điểm cộng hay khen thưởng khi trẻ chơi tự do), và đây là cái trẻ được sinh ra để làm. Trẻ con, giống như nhiều loại động vật khi còn nhỏ khác, học tập qua việc chơi đùa. Ông Peter Gray, một nhà tâm lý học tại Đại học Boston, Mỹ, người mới đây xuất bản một bài luận văn có tên “Sự suy giảm của chơi đùa và sự tăng lên của các vấn đề tâm lý ở trẻ em và thanh thiếu niên”, nói rằng: “Trẻ em đến với thế giới này đã sẵn sàng để chơi. Nó là một phần của bản chất con người, có nghĩa là chọn lọc tự nhiên ủng hộ cho việc này. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của con người.”

Vui chơi tự do dạy cho trẻ cách ra quyết định, giải quyết vấn đề, thực hành việc tự chủ, tuân theo luật lệ, điều hòa các cảm xúc của mình, hòa hợp với người khác, kết bạn, phát triển những sở thích và năng lực của mình. Và, như Gray khẳng định, vui chơi là “trải nghiệm niềm vui”. Và phần “tự do” là quan trọng. Có một sự khác biệt dẫu kín đáo song rất lớn giữa việc được một người lớn bảo ban về việc cần tuần tự đến phiên để trượt cầu tuột so với việc trẻ tự tương tác với các trẻ khác, qua việc thử và sai cũng như cãi nhau rồi hợp tác, để phát hiện ra rằng việc chiếm một mình cái cầu trượt là không OK.

Vì thế việc nửa thế kỷ qua đã có sự sụt giảm rất nhanh thời gian chơi tự do của trẻ ở đất nước này và những nước phát triển thật sự đáng lưu tâm. Các yếu tố thêm vào việc này bao gồm việc tăng sự chế ngự của xe hơi, TV, và máy tính, mọi người rời xa các không gian công cộng và đời sống cộng đồng, có nhiều việc trường học và bài tập về nhà hơn, và có nhiều bài học, các nhóm du lịch và các chương trình khác được người lớn định hướng, đã biến các hoạt động trước đây là vui chơi trở thành cái gì đó cũng chẳng khác trường học.
Nói như vậy không có nghĩa là trẻ em không học được bất cứ điều gì ở thời này. Mà giờ trẻ chỉ được học từ những cấu trúc cài đặt sẵn của người lớn. Chúng ta ngày càng ủng hộ một mô hình giáo dục theo kiểu hộp công cụ, trong đó một chuyên gia người lớn chỉ dẫn cho một đứa trẻ một kỹ năng cơ bản, tích cực củng cố sự thành công của trẻ, giới thiệu một kỹ năng hơi cao cấp hơn một chút, và cứ như thế cho đến khi trẻ đạt được một mức độ thành thục nào đó.

Các hệ thống trong văn hóa chúng ta ngày càng ủng hộ cách tiếp cận này. Ông Gray chỉ ra, “Không ai chống lại việc chơi đùa”, nhưng việc chơi đùa đang bị xói mòn bởi những điều chúng ta đang coi là quan trọng hơn. Chúng ta quá tập trung vào việc thi cử và ý tưởng của sự cạnh tranh vì thứ hạng cao – với trẻ em ở những nước khác đang học chăm hơn, với các ứng dụng cố để tích lũy các thứ hạng và các lớp học thêm để vào được đại học, và những điều giống vậy – điều này khiến cho việc vui chơi tự do đã đến mức người ta nghi ngờ rằng vui chơi tự do có vẻ làm cho đầu mềm ra và chống lại thành tích.

Nhưng vui chơi tự do là thiết yếu cho sự phát triển một đứa trẻ – không chỉ cho sức khỏe tinh thần, mà còn để đạt được những khả năng quan trọng mà đứa trẻ cần đến trong cuộc đời. Để tạo ra nhiều cơ hội hơn cho trẻ để có thể vui chơi tự do, bạn phải đi ngược lại các trào lưu của văn hóa hiện giờ. Không chỉ cần một thời khóa biểu có ít bài học hơn, tạo ra nhiều thời gian thích gì làm nấy hơn, và thả lỏng việc quản lý các hoạt động của con, bạn còn cần thuyết phục các bậc cha mẹ khác làm điều tương tự. Vì càng có nhiều trẻ rời nhà ra ngoài chơi đùa, thì điều này càng trở nên rõ ràng, trẻ cần ra ngoài và vui chơi.

Vì thế bạn sẽ phải đi vòng quanh khu hàng xóm của mình và nói chuyện để họ cho con ra ngoài chơi với con bạn. Đó sẽ làm một bài kiểm tra khả năng hợp tác với người khác, giải quyết vấn đề, và điều hòa cảm xúc của bạn. Hãy hy vọng là bạn bỏ đủ thì giờ trong khi con bạn đang nhảy qua các đống bùn và chơi trò chơi với những đứa trẻ khác để phát triển các kỹ năng sống nói trên.

~ Bài viết của Carlo Rotella.
~ Ảnh: hai em bé chơi tự do ngoài sân chơi, Mầm non Koi Steiner.