Mang “nhịp điệu” vào đời sống gia đình – bí quyết từ giáo dục Steiner

Có nhiều bố mẹ nói rằng: Nhịp điệu là điều tôi thích nhất ở giáo dục Steiner. Tôi thích không khí gia đình cũng nhẹ nhàng êm ái như lớp học Waldorf, không cần nhắc nhở gì các con tự rửa tay, dọn đồ chơi. Tôi mong con mình lớn lên có ý chí mạnh mẽ để vượt qua khó khăn, và nhịp điệu là cách để nuôi dưỡng ý chí, kỷ luật tự thân cho trẻ nhỏ.

Nhưng bằng cách nào để đưa nhịp điệu vào cuộc sống gia đình? Làm sao để biến lộn xộn, la mắng, thúc giục thành nhịp điệu, nhẹ nhàng? Tôi có thể bắt đầu từ đâu?

𝐷𝑢̛𝑜̛́𝑖 đ𝑎̂𝑦 𝑙𝑎̀ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢̛́𝑐 đ𝑜̛𝑛 𝑔𝑖𝑎̉𝑛 𝑣𝑎̀ đ𝑒̂̉ đ𝑢̛𝑎 𝑛ℎ𝑖̣𝑝 đ𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑣𝑎̀𝑜 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ, 𝑡𝑢̛̀ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑔𝑜̛̣𝑖 𝑦́ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑇𝑆 𝐾𝑖𝑚 𝐽𝑜ℎ𝑛 𝑃𝑎𝑦𝑛𝑒, 𝑡𝑎́𝑐 𝑔𝑖𝑎̉ 𝑐𝑢𝑜̂́𝑛 𝑠𝑎́𝑐ℎ 𝑆𝑖𝑚𝑝𝑙𝑖𝑐𝑖𝑡𝑦 𝑃𝑎𝑟𝑒𝑛𝑡𝑖𝑛𝑔. 𝑂̂𝑛𝑔 đ𝑎̃ 𝑡𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑔𝑖𝑎́𝑜 𝑣𝑖𝑒̂𝑛 𝑆𝑡𝑒𝑖𝑛𝑒𝑟, 𝑐𝑜̂́ 𝑣𝑎̂́𝑛 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̣𝑐 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑡𝑒𝑖𝑛𝑒𝑟 𝑡𝑎̣𝑖 𝑀𝑦̃ , đ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑔𝑖𝑎 𝑔𝑖𝑎́𝑜 𝑑𝑢̣𝑐, 𝑡𝑢̛ 𝑣𝑎̂́𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑝ℎ𝑢̣ ℎ𝑢𝑦𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑘ℎ𝑎̆́𝑝 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑔𝑖𝑜̛́𝑖 𝑣𝑒̂̀ 𝑛𝑢𝑜̂𝑖 𝑑𝑎̣𝑦 𝑡𝑟𝑒̉ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 ℎ𝑜̛𝑛 30 𝑛𝑎̆𝑚 𝑞𝑢𝑎.

𝐍𝐡𝐢̣𝐩 đ𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀?

Hiểu một cách đơn giản, nhịp điệu là những hoạt động lặp đi lặp lại, đều đặn và thường xuyên trong ngày, theo tuần, mùa, năm. Trong các trường học Steiner, chúng ta dễ dàng nhận ra nhịp điệu theo tuần như ngày thứ 2 đi vườn, ngày thứ 3 vẽ màu nước, ngày thứ 4 làm bánh, ngày thứ 5 nặn sáp ong, ngày thứ 6 dọn dẹp. Sự đều đặn nhịp nhàng cũng thể hiện qua hoạt động mỗi ngày đến lớp như đi dạo, kể chuyện, chơi tự do, giờ ăn trưa, ngủ trưa…

Tương tự như vậy, một cuộc sống gia đình mang tính nhịp điệu sẽ có những hoạt động lặp lại nhịp nhàng hàng ngày, hàng tuần, cho đến theo mùa, theo năm, chẳng hạn như nhịp điệu buổi sáng, buổi tối trước giờ đi ngủ, những hoạt động quen thuộc vào ngày cuối tuần… Nhịp điệp của một cuộc sống hàng ngày nhịp nhàng khi được một đứa trẻ mô tả, sẽ là điều gì đó như thế này: “Đó là những gì chúng con làm trong buổi sáng những ngày đến trường…” “Trước khi ra khỏi nhà chúng con sẽ…”, “Khi con từ trường về đến nhà, con…”, “Khi mẹ và bố con bắt đầu ăn tối…”; “Trước khi đi ngủ vào những tối mùa đông, chúng con thích làm…” “Điều con yêu thích về những buổi sáng thứ 7 là…”; “Khi ai đó trong nhà bị ốm, nhà con luôn luôn…”; “Điều đặc biệt cả nhà làm khi sắp tới sinh nhật ai đó là…”

Nhịp điệu trong gia đình hay trường học cũng cần cân bằng giữa các hoạt động tĩnh và động, hoạt động có chủ đích với hướng dẫn của người lớn – hoạt động tự do, hoạt động với người khác, nhiều người và một mình.

𝐍𝐡𝐢̣𝐩 đ𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐠𝐢𝐮́𝐩 đ𝐨̛𝐧 𝐠𝐢𝐚̉𝐧 𝐡𝐨́𝐚 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡

Trong sự vội vã bận rộn của công sở hiện đại, cuộc sống gia đình dường như là những gì còn sót lại về năng lượng và thời gian, sau khi người lớn hoàn thành “công việc” của một ngày. Tuy nhiên, cuộc sống càng bận rộn thì bố mẹ và con cái càng được hưởng lợi từ nhịp điệu.

Tại sao cuộc sống gia đình lộn xộn, vội vã lại ảnh hưởng xấu đến con trẻ? Là người lớn, chắc bạn biết cảm giác khi có quá nhiều việc phải làm cùng một thời điểm, bận rộn điên cuồng, và cho dù bạn có làm nhiều việc cùng lúc giỏi đến mức nào, bạn vẫn cảm thấy căng thẳng, áp lực cả về tinh thần lẫn thể chất. Với trẻ em cũng vậy, khi cuộc sống là một chuỗi những ngẫu hứng và khẩn cấp, mỗi ngày khác với những ngày tiếp theo, trẻ em sẽ bối rối vì nhiều thứ xảy ra cùng lúc.

TS Kim John Payne chỉ rõ: “Nếu liên tục vội vã từ hoạt động này tới hoạt động khác, hoặc luôn luôn phản ứng với môi trường thay đổi, một đứa trẻ sẽ mặc định hoặc trở về trạng thái mà hạch hạnh nhân – vùng phụ trách cảm xúc trên não bộ – tiếp quản. Khi vùng não bộ này được kích hoạt, trẻ sẽ nhanh chóng phản ứng theo hướng “chiến hay biến”, ít có khả năng cân nhắc mọi thứ một cách sâu sắc và linh hoạt.” . Nhịp điệu khiến trẻ em cảm thấy an tâm và bình tĩnh, đồng thời cũng khiến người lớn thư giãn hơn, bớt bị phiền nhiễu bởi sự điên rồ của việc làm cha mẹ. Nói một cách hài hước như TS Kim John Payne: “Với cấu trúc nhất quán tại chỗ, bạn sẽ cảm thấy mình bớt giống Collie Border – giống chó săn chuyên đi lùa gia súc – lúc nào cũng phải theo sát con bạn.”

Đặc biệt, nhịp điệu tạo ra các kênh cần thiết cho kỷ luật, khiến nó trở thành nội tại của trẻ hơn là sự áp đặt từ bên ngoài. “Ở đâu tồn tại nhịp điệu được thiết lập tốt, ở đó, ít có lời nói của cha mẹ hơn, ít áp lực hơn và ít vấn đề hơn.”

𝐇𝐚̃𝐲 𝐛𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐧𝐡𝐨̉ 𝐛𝐞́

Làm thế nào để áp đặt trật tự vào sự hỗn loạn? Chúng ta sẽ xem xét một ngày bình thường, tìm kiếm các cơ hội cho nhịp điệu và sự đều đặn. Bất kỳ hoạt động nào lặp đi lặp lại trong ngày đều có thể được thực hiện mang tính nhịp điệu hơn, chẳng hạn thức dậy và đánh răng buổi sáng, ăn sáng…

Bạn cũng có thể xem xét thời điểm hỗn loạn, căng thẳng nhất trong gia đình bạn là gì? Với nhiều trẻ em và cha mẹ, đó có thể gọi con thức dậy, ăn sáng và ra khỏi nhà vào buổi sáng, hay giờ làm bài tập, đi ngủ mỗi tối? Khi bạn thiết lập nhịp điệu cho những thời điểm đó, bạn có thể chế ngự được những khoảng thời gian khó khăn, căng thẳng trong ngày. Hãy chọn những hoạt động cơ bản cần được thực hiện nhất quán hơn, và bắt đầu từ những điều nhỏ bé đơn giản.

𝐓𝐡𝐢𝐞̂́𝐭 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐧𝐡𝐢̣𝐩 đ𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝟐-𝟕 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢

Bất kỳ điểm nhấn hay hoạt động nào được lặp lại trong ngày đều có thể được thực hiện mang tính nhịp điệu hơn.

Nếu bạn xây dựng nhịp điệu khi con còn khá nhỏ – trong khoảng 2 và 6 tuổi – trẻ sẽ ngâm mình trong đó một cách tự nhiên và háo hức. Trẻ nhỏ vốn đã được định hướng chu trình theo đồng hồ sinh học mạnh mẽ. Một khoản đầu tư nỗ lực nhỏ từ phía bạn sẽ gieo trồng những thói quen và nghi thức suốt đời. Tuy nhiên quá trình này sẽ cần được hướng dẫn trước với sự gần gũi và tương tác của bố mẹ trong một vài tuần trước khi con bạn thực hiện nhiệm vụ và tiếp tục duy trì tự động. Hãy chắc chắn rằng bạn theo sát và hỗ trợ con, đặc biệt trong những lần nỗ lực đầu tiên – bạn sẽ đặt nền tảng cho sự thành công và cho những thói quen trong tương lai.

Hãy lấy đánh răng làm ví dụ. Để khiến nó mang tính nhất quán hơn, bạn phải đặt nó vào một hoạt động ổn định khác hoặc vào một thời gian cụ thể. Nếu giờ đi ngủ là bất kỳ thời điểm nào giữa 7 và 10h tối, bạn không thể sử dụng nó như một mỏ neo. Hãy theo sát trẻ trong việc thực hiện từng bước một. Hãy đảm bảo từng bước đều chắc chắn: Bàn chải của con ở đâu nhỉ? Nhìn này, ngay phía bên phải bàn chải của mẹ. Mình lấy bao nhiêu kem đánh răng? Đúng rồi, khoảng bằng kích cỡ móng tay của con. Chúng ta cần đánh răng trong khoảng 2 phút. Con sẵn sàng chưa? Chúng ta sẽ hẹn chuông trong 2 phút nhé. Bắt đầu nhé!

Trong cuốn sách Secrets of Discipline (Bí mật của kỷ luật) Ronald Morrish đã xác định một cách đẹp đẽ về các bước mà cha mẹ cần làm với con mình: 𝐛𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐧𝐡𝐨̉, 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐬𝐚́𝐭 𝐜𝐨𝐧, 𝐤𝐢𝐞̂𝐧 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭, 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐡𝐨 đ𝐞̂́𝐧 𝐜𝐮̀𝐧𝐠.

Để làm cho bất kỳ hoạt động trở nên mang tính nhịp điệu hơn, sẽ hữu ích khi kết nối quá trình với một chút giai điệu, đặc biệt cho trẻ em dưới 5 tuổi. Có thể hát lên các bước thực hiện hoạt động đó, không cần có nhạc, chỉ cần hát một bài hát. Rửa tay trước khi ăn tối ư. Chỉ cần thế này! “Một chút xà bông, một chút nước, xoa xoa hai tay nổi bong bóng xà phòng”. Rửa tay gắn liền (về thời điểm) với bữa ăn, nó đi kèm với cảm nhận về cơ thể (về cảm xúc) và nó gắn kết (về mặt thính giác) với một chút giai điệu, nghe và hát bài hát. Tất cả những sự kết nối nhỏ bé này giúp nghi thức hoá hoạt động; chúng giúp đứa trẻ “sắp xếp” hoạt động đó trong góc nhìn của chúng về một thế giới có trật tự.

Tại trường Mầm non Koi Steiner, có rất nhiều bài hát đi kèm với từng hoạt động như thế, có bài hát dọn dẹp, bài hát rửa tay, bài hát trước khi ăn… Trong khóa học 9 tháng 10 ngày, bố mẹ và các thầy cô giáo học cách sáng tác những bài hát để hát cho trẻ mỗi ngày, không chỉ để cuộc sống thêm nhịp điệu, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ.

𝐓𝐡𝐢𝐞̂́𝐭 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐧𝐡𝐢̣𝐩 đ𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐥𝐨̛́𝐧 𝐡𝐨̛𝐧

Nếu bạn thiết lập nhịp điệu lần đầu tiên với một đứa trẻ lớn hơn, quá trình này có thể mất thời gian hơn một chút (thường là một tháng), nhưng phương pháp là như nhau. Đối với trẻ em trên 7 tuổi, có lẽ bạn nên tiếp cận bằng lời nói, không sử dụng âm nhạc như trẻ nhỏ!

Sự tham gia của bố mẹ (bắt đầu bằng việc nhỏ, theo sát con, kiên quyết và thực hiện đến cùng) thậm chí còn quan trọng hơn nữa, bởi vì khi trẻ càng lớn và độc lập, chúng sẽ không nghe lời bố mẹ như trước.

Một lần nữa, hãy bắt đầu từ việc nhỏ vẫn là nguyên tắc cốt lõi. Hãy bắt đầu bằng một nhiệm vụ khiêm tốn hoặc dễ chịu hoặc có thể hữu ích với trẻ theo cách nào đó, chẳng hạn như treo mũ bóng chày yêu thích và ba lô của chúng ở cùng một nơi mỗi ngày khi chúng đi học về nhà. Khi con bạn đã thành thạo việc này, và cảm thấy lợi ích từ nó (“Mẹ ạ ít nhất con không cần tìm mũ của con chút nào nữa”) sau đó bạn có thể chỉ ra những ưu điểm như là nguồn cảm hứng cho những thay đổi lớn hơn và nhất quán hơn.

Bố mẹ sẽ theo sát con cho đến lúc con có thể tự mình làm một cách độc lập, thành thục và tự động hóa, đó là lúc chúng ta thiết lập nhịp điệu thành công.

𝐕𝐨̛́𝐢 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐧𝐢𝐞̂𝐧

Với trẻ lớn hơn, bạn sẽ cần thảo luận trước về sự thay đổi và tham khảo ý kiến của con về cách tốt nhất để áp dụng nó. Đặc biệt với trẻ em đang bước vào tuổi vị thành niên, hãy cho trẻ thấy rõ “con được lợi gì trong việc này”, thậm chí nếu lợi ích chủ yếu là bớt bị bạn cằn nhằn. Bạn không cần nhiều lời như thể đang bào chữa cho một vụ án, hãy nói một cách ngắn gọn. Nhưng bạn nên cho con biết rằng bên cạnh những lợi ích rõ ràng (đi xe buýt đúng giờ, cảm thấy kiểm soát tốt hơn bài tập về nhà của mình, vv.), thay đổi này cũng có nghĩa là chúng sẽ kiểm soát nhiều hơn cuộc sống của chúng mình. Và bạn sẽ nhận thấy điều đó.

𝐍𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐧𝐡𝐨̉ 𝐛𝐞́ đ𝐞̂̉ 𝐛𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐬𝐚́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐨̣̂𝐢 𝐯𝐚̃
Bất kỳ điều gì cũng đều có thể trở nên đáng tin cậy hơn với sự lặp lại và quan tâm. Sự cần thiết của việc thức giấc vào buổi sáng có thể được thực hiện theo nghi thức nhỏ bé nhưng dễ chịu. Đó là khi bạn ngồi trên giường của đứa con nhỏ của mình và hát hoặc ngân nga nhẹ nhàng trong một hoặc hai phút – hoặc chỉ ngồi thôi cũng được – trẻ sẽ thức giấc trong sự hiện điện đầy yêu thương của bạn. Nếu con bạn là đứa trẻ dậy sớm, bạn có thể chuẩn bị cho trẻ khay với những thứ để chơi trong yêu tĩnh cho đến khi những thành viên khác thức dậy.

Mặc quần áo vào buổi sáng có thể trở nên dễ dàng hơn nhiều với một chút chuẩn bị từ đêm hôm trước. Chúng tôi làm “bù nhìn” với quần áo cho ngày hôm sau của con gái chúng tôi bằng cách hoàn thành “mặc” chúng lên móc áo, đội thêm một chiếc mũ ở trên cùng nếu vào mùa đông. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, nhưng đồng thời cũng giúp trẻ khởi động một ngày của chúng bằng cách hạn chế cơ hội lựa chọn và xung đột.

Không phải tất cả mọi hoạt động được thực hiện đều đặn đều mang đến cảm nhận về nhịp điệu. Rốt cuộc, một lối sống nghiêm ngặt cũng mang tính nhịp nhịp điệu, nhưng chỉ ở ý nghĩa khô khan, vô hồn nhất của từ này. Giá trị của nhịp điệu đến từ ý định đằng sau nó.

Khi bạn cân nhắc về việc gia tăng nhịp điệu trong đời sống gia đình, hãy tự hỏi bản thân mình: Đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒏𝒂̀𝒚 𝒄𝒐́ 𝒍𝒂̀𝒎 𝒄𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒅𝒆̂̃ 𝒅𝒂̀𝒏𝒈 𝒉𝒐̛𝒏, 𝒄𝒂̂𝒏 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒉𝒐̛𝒏? Đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒏𝒂̀𝒚 𝒄𝒐́ 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒕𝒂 𝒍𝒂̀𝒎 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒈𝒊̀ 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒍𝒂̀𝒎? 𝑸𝒖𝒂𝒏 𝒕𝒓𝒐̣𝒏𝒈 𝒉𝒐̛𝒏, đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒏𝒂̀𝒚 𝒄𝒐́ 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒕𝒂 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒄𝒂́𝒄𝒉 𝒎𝒂̀ 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒎𝒖𝒐̂́𝒏 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈?

Cuối cùng, có lẽ bạn đã ít nhiều nhận ra vẻ đẹp đằng sau nhịp điệu. Đó là những điều chúng ta cùng làm với tư cách một gia đình. Và bằng cách sống mỗi ngày trọn vẹn, vui tươi và nhẹ nhàng, chúng ta cũng đang tạo ra những kỷ niệm đẹp của gia đình, của thời thơ ấu. Đúng như chia sẻ của TS Kim John Payne: Trong tấm thảm của thời thơ ấu, điều nổi bật không phải là chuyến đi hào nhoáng, sôi nổi đến công viên giải trí mà là những điều phổ biến xuyên suốt và lặp đi lặp lại: những bữa ăn tối gia đình, những buổi đi dạo ngoài thiên nhiên, đọc sách cùng nhau trước khi đi ngủ (với một chậu nước nóng dưới chân vào những tối mùa đông), những chiếc bánh tự làm mỗi sáng thứ 7…

“𝑰𝒎𝒂𝒈𝒊𝒏𝒆 𝒚𝒐𝒖𝒓 𝒍𝒊𝒇𝒆… 𝒘𝒊𝒕𝒉 𝒂 𝒔𝒆𝒏𝒔𝒆 𝒐𝒇 𝒆𝒂𝒔𝒆 𝒂𝒔 𝒚𝒐𝒖 𝒃𝒆𝒈𝒊𝒏 𝒕𝒐 𝒍𝒊𝒎𝒊𝒕 𝒅𝒊𝒔𝒕𝒓𝒂𝒄𝒕𝒊𝒐𝒏𝒔 𝒂𝒏𝒅 𝒔𝒂𝒚 𝒏𝒐 𝒕𝒐 𝒕𝒐𝒐 𝒎𝒖𝒄𝒉, 𝒕𝒐𝒐 𝒇𝒂𝒔𝒕, 𝒕𝒐𝒐 𝒔𝒐𝒐𝒏.” (Kim John Payne)

Bạn đã sẵn sàng để đưa nhịp điệu vào nhà mình chưa?

~ Bài viết của Hằng Nguyễn, Hanoi Steiner.