Hai thành tố của nhịp điệu là sự lặp lại và sự hài hoà. Hài hoà như hơi thở – hít vào rồi thở ra. Đó là cân bằng giữa động và tĩnh, nhanh và chậm, hoạt động trong nhà và ngoài trời, hoạt động chủ đích có giáo viên hướng dẫn và chơi tự do, hoạt động một mình tự chủ và hợp tác với đông người… Cùng với đó, sự lặp lại không phải là ngẫu nhiên nhàm chán, mà là sự sắp xếp có-ý-thức và được thực hiện có-chú-tâm.
Nhịp điệu không chỉ tồn tại trong lịch trình một ngày, một tuần, một năm – bốn mùa… mà có mặt ở ngay trong một bài sinh hoạt vòng tròn với các chuyển động êm – mạnh đan xen qua giai điệu của nhạc và thơ… và cứ thế bố mẹ có thể khám phá ra nhịp điệu ở khắp nơi trong trường lớp và cả ở gia đình mình.
Ai đã xem bộ phim “The Karate Kid” hẳn nhớ hình ảnh chú bé lặp lại việc treo áo lên mắc để rồi một ngày được thầy đồng ý dạy võ. Ý chí theo cách hiểu thông thường là sự quyết tâm làm đến cùng để đạt được mục tiêu, điều đó thuộc về quyền năng. Nhưng sâu hơn thế, suối nguồn của ý chí? của cái quyết tâm mãnh liệt đó là gì? Đó là sức sống – những nguồn lực thôi thúc sâu nhất, hơn cả những nguồn lực duy trì bản năng ăn ngủ thở tại giai đoạn ấu thơ. Suối nguồn sức sống được nuôi dưỡng và duy trì trong một đời sống có nhịp điệu, tuân theo quy luật tự nhiên, sẽ cứ róc rách êm đềm chảy trong suốt một đời sống người, và tạo hình nên ý chí, quả ngọt ở giai đoạn trưởng thành. Thật vậy, nhịp điệu là cây cầu nối mềm mại giữa sức sống và ý chí. Cô trò cùng nhau đi qua những hoạt động lặp lại qua năm tháng một cách tận hưởng mà bền bỉ, mặt khác đang bồi đắp vào suối nguồn sức sống của tự nhiên. Khi đi vào những hoạt động thực tiễn, các cô giáo đã có cơ hội trao đổi với bố mẹ về nhịp điệu tại nhà của chính các con.
Hỏi: Giờ nhà em lộn xộn lắm, chẳng có nhịp điệu gì cả, em chẳng biết bắt đầu từ đâu. Giữa bố và mẹ cũng rất khó thống nhất với nhau.
– Em sẽ cho ăn sớm hơn (…) chuẩn bị sơ chế cho bữa ăn sớm hơn (…).
Sự thay đổi dù lớn lao thế nào cũng xuất phát từ một bước nhỏ đầu tiên. Trong lịch trình của nhiều thành viên trong gia đình cũng có thể tìm ra một điểm để cả nhà cùng nhau neo lại. Em đã đi chơi với con từ lúc đón về, sau đó về nhà nấu ăn cùng bố mẹ, rồi cả nhà lại ra ngoài chơi, rồi đến khi về đọc sách trước giờ đi ngủ thì con vẫn đòi bố mẹ chơi cùng. Nếu tiếp tục chơi với con, hay cho con dùng iPad để thoả mãn thì con càng không muốn dừng lại và giờ ngủ cứ thế muộn dần.
Một nguyên tắc khi thiết lập nhịp điệu là hít vào – thở ra. Hoạt động động, hướng ra bên ngoài đan xen với hoạt động tĩnh, một mình trong không gian lắng. Tuy nhiên, còn phài xem xét theo chu kì ngày đêm, chẳng hạn như ban ngày sẽ có nhiều vận động hơn còn về chiều tối sẽ là những hoạt động êm đềm hơn. Và để chuẩn bị cho con trước giờ đi ngủ thì từ khi hoàng hôn buông xuống, các hoạt động sẽ tĩnh dần lại thay cho những việc mang tính kích thích như ra ngoài, chơi game.
Hỏi: Nhịp điệu cần phải giữ bao lâu? Đã bao nhiêu năm không đi ra ngoài vào buổi tối, về muộn thì ngủ lệch nhịp và con cáu gắt. Giữ nhịp điệu quá lâu, người lớn chán.
Đáp: Biện pháp mà cô gợi ý là mẹ làm việc bản thân (ý chí), đồng thời có thể điều chỉnh hoạt động để phù hợp lứa tuổi hơn một chút so với 4 năm về trước, một cách dần dần. Ví dụ có thể đi ra ngoài buổi tối khi mẹ thấy ổn, không lo lắng, nhưng thời gian đi ngủ của các bạn không được quá lệch, quá muộn.
Đáp: Hít vào là những hoạt động cần nhiều nguồn lực hơn, còn thở ra là sự thư giãn hơn. Để nhận định một hoạt động là hít vào hay thở ra thì không chỉ xem xét bản thân từng hoạt động mà cần đặt trong dòng chảy một chuỗi các hoạt động trước và sau đó, thậm chí cần quan sát/thử nghiệm trong lịch trình thực tiễn của gia đình.
Một số nguyên tắc để điều chỉnh hành vi:
~ Ghi chép của giáo viên Koi, từ Buổi học Mùa hạ, Mầm non Koi, 7/2024.