“𝑺𝒂̂𝒖 𝒍𝒂̆́𝒏𝒈 𝒉𝒐̛𝒏 đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒎𝒂̀ 𝒄𝒐𝒏 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒕𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒕𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 𝒍𝒂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒈𝒊̀ 𝒕𝒉𝒖𝒂̂̀𝒏 𝒕𝒖̛̣ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂𝒏, 𝒄𝒂́𝒄 𝒄𝒂̂𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒅𝒂̂𝒏 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒄𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒎𝒐̣̂𝒕 đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒌𝒊̀ 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒗𝒖̛𝒐̛̣𝒕 𝒒𝒖𝒂 𝒎𝒖𝒐̂𝒏 𝒕𝒓𝒖̀𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒆̂́ 𝒌𝒊̉ 𝒄𝒖̉𝒂 𝒔𝒖̛̣ 𝒕𝒊𝒆̂́𝒏 𝒉𝒐́𝒂 𝒍𝒐𝒂̀𝒊 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊.” (Rudolf Steiner)
Kể chuyện là một hoạt động vô cùng quan trọng trong trường mầm non Steiner. Steiner cho rằng những câu chuyện thần tiên là nguồn thức ăn lành mạnh và bổ dưỡng cho tâm hồn trẻ, cho trí tưởng tượng được bay bổng, được nuôi dưỡng tối đa. Với từng giai đoạn độ tuổi, thầy cô giáo lại lựa chọn và sáng tác các câu chuyện khác nhau phù hợp với độ tuổi của trẻ.
𝔾𝕚𝕒𝕚 đ𝕠𝕒̣𝕟 𝟘 – 𝟚 𝟙/𝟛 𝕥𝕦𝕠̂̉𝕚
Kể chuyện gì cho trẻ em 0-1 tuổi? Một cách tự nhiên và bản năng, các bà mẹ vẫn thường nói với con “bây giờ mẹ thay tã cho con nhé”, hay “ăn xong mình đi ra vườn chơi nhé… Những gì các bà mẹ trò chuyện với con hàng ngày cũng chính là kể chuyện rồi. Mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện giản dị, mô tả công việc hàng ngày hay hiện tượng thiên nhiên như “mẹ con mình đi phơi nắng nhé, hôm nay nắng đẹp nhỉ, hoa hồng nhà mình nở rồi kìa…” Những bài hát nhẹ nhàng đơn giản cũng rất tuyệt vời. Ở giai đoạn này, những câu chuyện về chính cơ thể trẻ rất quan trọng. Bố mẹ có thể chơi trò chơi bàn tay với con, giúp con cảm nhận về chính cơ thể mình và thế giới xung quanh, và cũng là hoạt động các con vô cùng yêu thích.
Với các em bé 1-2 tuổi, bố mẹ có thể kể cho con những câu chuyện đời sống về thế giới bên ngoài, như mẹ đi chợ mua rau củ quả, nhà hàng xóm vừa nhận nuôi một chú cún đáng yêu…
Một cách bản năng, các bà mẹ thường nói chuyện với con với giọng điệu du dương, biểu cảm. Trong gia đình, những câu chuyện về đời sống, thiên nhiên cho con trẻ diễn ra mọi nơi mọi lúc chứ không cần phải có giờ kể chuyện.
Ở cuối giai đoạn này, khi trẻ khoảng 2- 2 tuổi rưỡi, dựa trên thực tế của trẻ cũng như sự yêu thích của giáo viên, có thể bắt đầu kể cho các con nghe những câu chuyện như Nhổ củ cải, Nồi cháo đường…
𝔾𝕚𝕒𝕚 đ𝕠𝕒̣𝕟 𝟚 𝟙/𝟛 – 𝟜 𝟚/𝟛
Ở giai đoạn này trẻ sống trong trạng thái Fantasy, trẻ vẫn kết nối sâu sắc với thế giới ý niệm, tinh thần, tâm linh. Cũng tương tự như thế giới mộng tưởng như trong câu chuyện 20 vạn dặm dưới đáy biển – trẻ sống với những hình ảnh trong đầu, không liên quan gì đến thế giới thực đang diễn ra xung quanh. Trẻ dùng đồ chơi, đồ vật xung quanh để vật chất hóa những ý niệm, những hình ảnh trong đầu mình.
Bắt đầu từ giai đoạn này, chúng ta kể chuyện cổ tích cho trẻ nghe, bởi chuyện cổ tích chính là sợi chỉ đỏ để kết nối trẻ với thế giới tinh thần, tâm linh của trẻ.
Bên cạnh đó, thầy cô hay bố mẹ có thể kể những câu chuyện thiên nhiên. Nếu như trước 2 tuổi chỉ mô tả sự vật hiện tượng thiên nhiên thì đến giai đoạn này, đã có quá trình và sự tiến triển, chẳng hạn như mây đen hóa thành mưa, sâu biến thành bướm…
Kể chuyện thiên nhiên chính là bắc cây cầu bước ra thế giới thật, bởi thế phải đưa cho trẻ cái đúng, mô tả đúng hiện tượng và quá trình. Nhưng cái đúng ở đây không có nghĩa là thuần túy thông tin, kiến thức để trẻ hiểu về đầu óc. Chẳng hạn như nhiều trường học dạy về quá trình sâu nở thành bướm tập trung chia sẻ kiến thức, còn trong trường Steiner thông qua các câu chuyện. Các câu chuyện phải có tính bay bổng, vẻ đẹp trong ngôn từ. Tính nghệ thuật là điều quan trọng ở độ tuổi này do trẻ chưa phát triển tư duy thuần túy. Tôn trọng sự thật nhưng đảm bảo cái đẹp và bay bổng là điều quan trọng đối với các câu chuyện thiên nhiên.
Ở giai đoạn 2 1/3 – 4 2/3, thầy cô cũng kể cho trẻ nghe các câu chuyện đời sống nhưng với mức độ ít hơn. Ở tuổi này các con thích kể chuyện với người lớn về những điều diễn ra xung quanh mình. Thầy cô có trẻ trao đổi với các con câu chuyện gia đình, trường lớp, cuối tuần… không phải vào giờ kể chuyện mà vào những lúc quây quần cùng với trẻ. Một lưu ý nhỏ là ở độ tuổi này trẻ sống trong thế giới hình ảnh trong đầu mình, nên khi kể chuyện các con sẽ không có thứ tự ngày tháng, thời gian, nhiều khi không dựa trên sự kiện thật. Do vậy, nếu bố mẹ hỏi con các thông tin ở trường (như cô có đánh con không) thì khả năng trẻ trả lời là “có” dù việc đó không diễn ra. Nếu phụ huynh hỏi đi hỏi lại sẽ khiến hình ảnh đó trở nên sâu đậm trong đầu trẻ, mà ở độ tuổi này hình ảnh nào sống động nhất trong đầu thì trẻ sẽ nghĩ là thật.
Ở tuổi này xuất hiện cái tôi, bản ngã (hay còn gọi là phàm ngã), nảy sinh những mâu thuẫn, bất hài hòa nội tại, nên các con bắt đầu cần đến chuyện chữa lành. Chuyện chữa lành là những câu chuyện do bố mẹ hoặc thầy cô sáng tác ra cho một đứa trẻ cụ thể theo một mục đích cụ thể. Mục đích là điều hòa lại cảm xúc không điều hòa mà người lớn quan sát, sửa đổi hành vi mà chưa phù hợp với môi trường xung quanh, xây dựng thói quen tốt nào đó cho trẻ.
𝔾𝕚𝕒𝕚 đ𝕠𝕒̣𝕟 𝟜.𝟚/𝟛 – 𝟟 𝕥𝕦𝕠̂̉𝕚
Ở giai đoạn này, trẻ chuyển từ trạng thái Fantasy sang Imagination. Khi ở trạng thái Fantacy, trẻ có sẵn hình ảnh trong đầu rồi dùng đồ chơi bên ngoài để vật chất hóa ý niệm của mình, chẳng hạn trẻ có hình ảnh ông vua trong đầu, và nhìn thấy khúc gỗ, thế là khúc gỗ trở thành ông vua. Ở trạng thái Imagination thì ngược lại, sự vật và hiện tượng bên ngoài sẽ đánh thức những ý niệm bên trong thế giới tinh thần của trẻ. Chẳng hạn trẻ nhìn thấy ghế và bạn bè xung quanh, liền nghĩ ra tàu và toa tàu, nghĩ ra luật chơi và trò chơi. Giống như tổng đạo diễn của một chương trình, trẻ hình dung và tưởng tượng ra trò chơi trước khi bắt đầu.
Trẻ vẫn kết nối mạnh mẽ với thế giới tinh thần, tâm linh và đây là thời gian vàng để kể chuyện cổ tích. Cần tìm thật nhiều chuyện cổ tích phù hợp để kể cho trẻ. Ở giai đoạn này, chuyện cổ tích gia tăng về độ dài và phức tạp, nội dung nhiều tình tiết hơn, nhiều nhân vật và nhiều phong cách nhân vật hơn.
Tương tự như vậy, các câu chuyện thiên nhiên cũng có quá trình dài hơn, phức tạp hơn, có nội dung và nhân vật. Với các câu chuyện đời sống, giai đoạn đầu các con chưa kể lại được theo trình tự thời gian, sau 5 tuổi các con có thể theo đúng thực tế diễn ra.
Trong giai đoạn này, trẻ đã hiểu thứ tự luật lệ, mọi tương tác cần đúng trật tự như trẻ mong muốn. Trong khi chơi với bạn bè, phát sinh nhiều mâu thuẫn cần giải quyết. Trẻ cũng cần có nhiều hành vi phải phù hợp với môi trường cộng đồng cần nhiều hơn. Đây là giai đoạn cần nhiều chuyện chữa lành cho trẻ nhất.
Tất cả thầy cô giáo và bố mẹ đều có thể sáng tác những câu chuyện chữa lành cho con mình thay vì la hét con hay rao giảng với con, nhưng trước khi bắt tay vào sáng tạo, điều quan trọng nhất chúng ta cần phải thanh lọc tâm hồn mình, không đánh giá phán xét hay cho mình quyền chỉnh sửa trẻ, hoặc muốn thay đổi trẻ để đáp ứng nhu cầu, sĩ diện, mong muốn của bản thân.