Bài viết gồm 2 phần, luận bàn về trào lưu cho trẻ mầm non học chữ, học toán sớm và đưa ra một số gợi ý để trẻ có được nền tảng học chữ học toán bền vững và sâu sắc.
Tác giả Connie Helms mở đầu chuỗi bài viết về “Củng cố các giác quan nền tảng của trẻ”: 𝑾𝒉𝒆𝒏 𝒂 𝒄𝒉𝒊𝒍𝒅 𝒊𝒔 𝒃𝒐𝒓𝒏, 𝒉𝒆 𝒐𝒓 𝒔𝒉𝒆 𝒉𝒂𝒔 𝒒𝒖𝒊𝒕𝒆 𝒂 𝒋𝒐𝒃 𝒕𝒐 𝒅𝒐 -𝑲𝒉𝒊 𝒎𝒐̣̂𝒕 đ𝒖̛́𝒂 𝒕𝒓𝒆̉ đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒓𝒂, 𝒕𝒓𝒆̉ đ𝒂̃ 𝒄𝒐́ 𝒔𝒂̆̃𝒏 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 đ𝒆̂̉ 𝒍𝒂̀𝒎.
“Trong vài thập kỷ trong quá khứ, chúng ta đã bỏ quên nhiệm vụ này, nhưng chúng ta cần phải nỗ lực để nhận thấy lại tầm quan trọng của nó: nhiệm vụ chuẩn bị về cơ thể vật lý. Mặc dù không thường xuyên được các chuyên gia thừa nhận, trẻ thực sự cần gần như bảy năm để đạt được sự phát triển đầy đủ về cơ thể vật lý và sẵn sàng cho việc học tập trong giai đoạn sau.
Chúng ta không thể hỗ trợ sự phát triển của cơ thể vật lý này thông qua các video giáo dục, trường mẫu giáo học thuật hay các trò chơi điện tử nhắm tới việc dạy trẻ biết chữ cái và số sớm. Thực tế là việc học sớm thường có thể gây hại cho việc thành công ở trường học bởi vì một vài thứ khác đã bị bỏ qua- giai đoạn phát triển dây thần kinh não bộ trong bảy năm đầu đời.
Tương tự như khi xây ngôi nhà. Khi chúng ta bắt đầu xây ngôi nhà, chúng ta thường không bắt đầu với hệ thống điện, tường, nhà bếp hoặc ống khói. Chúng ta xây nền trước bởi vì đó là thứ mà mọi thứ khác phải tựa vào để ngôi nhà đứng vững … và điều tương tự xảy ra đối với những đứa trẻ của chúng ta. Chúng ta cần đảm bảo trẻ có một cái nền vững chắc để làm điểm tựa cho việc học tập sau này. Nếu cái nền không mạnh, thì đến cấp 1, 2, cấp 3 và đằng sau đó nữa, những vấn đề học tập, bao gồm cả những vấn đề về chức năng hệ điều hành của trẻ, có thể xuất hiện.” (dịch bởi nhóm Bước chân An).
Để phát triển khả năng học tập về sau này, những gì cha mẹ cần làm với trẻ độ tuổi 0-7 (trước khi trẻ vaò lớp 1), thật kì diệu, lại không phải là điều gì liên quan đến chữ, số hay ngoại ngữ; càng không phải là đưa đón trẻ đến các lớp học hay khoá học khi mà chưa tìm hiểu kỹ càng.
Việc đầu tiên, cha mẹ cần quan sát trẻ, tìm hiểu về các giai đoạn phát triển tự nhiên của trẻ, để thấy được cách học của trẻ – vốn dĩ rất khác, thậm chí trái ngược với cách mà người lớn đang dạy. Hãy dành ưu tiên cả thời gian và tâm trí vào việc củng cố 4 giác quan nền tảng của trẻ ở giai đoạn 0-7, bởi đó sẽ là phần nền móng vững chắc để trẻ sẵn sàng cho việc học tập trong các giai đoạn sau (được chia thành giai đoạn 7-14 và 14-21).
Bốn giác quan nền tảng phát triển ở giai đoạn dưới 7 tuổi bao gồm: 1. Giác quan xúc chạm; 2. Giác quan sự sống; 3. Giác quan vận động; 4. Giác quan cân bằng. Việc các giác quan này được luyện rèn sự tinh nhạy, hay bị làm cho hao hụt sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thơ của đứa trẻ, và ảnh hưởng đến cả mối quan hệ của đứa trẻ khi lớn lên trong mối quan hệ với thế giới, với những người khác: tin cậy thấu hiểu hay co lại, ngắt kết nối. Dưới đây sẽ là một số gợi ý đơn giản mà cha mẹ, ông bà có thể làm để củng cố 4 giác quan nền tảng này:
1. 𝑮𝒊𝒂́𝒄 𝒒𝒖𝒂𝒏 𝒙𝒖́𝒄 𝒄𝒉𝒂̣𝒎:
Một phần quan trọng của thời thơ ấu là trẻ được ôm ấp đầy đủ, điều này giúp trẻ cảm thấy được bao bọc cũng như an toàn về mặt cảm xúc và vật lý. Cho phép trẻ được chơi với các chất liệu tự nhiên đa dạng như trong sân cát, trên bãi cỏ, vũng nước, chơi với gỗ, vải, len, cây cỏ hay thực phẩm…
2. 𝑮𝒊𝒂́𝒄 𝒒𝒖𝒂𝒏 𝒔𝒖̛̣ 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈:
Về cơ bản thì giác quan này dạy chúng ta để ý đến sự thoải mái hay không thoải mái của cơ thể, trong trạng thái lý tưởng thì nó giúp chúng ta ngủ đủ, ăn đủ, vận động khi cần và nghỉ ngơi khi ốm. Cha mẹ hãy chú ý giữ ấm cho trẻ, mặc quần áo phù hợp theo mùa; đảm bảo trẻ được ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học ; cho phép trẻ trải nghiệm những thử thách phù hợp với tuổi để trẻ phát triển năng lực và khả năng bền bỉ; chú ý xây dựng cho trẻ một đời sống có 𝐍𝐡𝐢̣𝐩 đ𝐢𝐞̣̂𝐮 bởi đây là một trong những bí mật lớn nhất của giáo dục Steiner để nuôi dạy con đơn giản và hạnh phúc.
3. 𝑮𝒊𝒂́𝒄 𝒒𝒖𝒂𝒏 𝒗𝒂̣̂𝒏 đ𝒐̣̂𝒏𝒈:
Khi trẻ mới sinh cho đến khi lớn, cha mẹ hãy cho trẻ thật nhiều cơ hội để tiếp xúc với mặt đất/ mặt sàn: để cho trẻ trườn, bò, chạy nhảy, lăn lộn, vận động tự do… Sự phát triển của trẻ nhỏ phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với mặt phẳng ngang này vì đó là cơ hội để trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện.
4. 𝑮𝒊𝒂́𝒄 𝒒𝒖𝒂𝒏 𝒄𝒂̂𝒏 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈:
Khi trẻ chuyển động, hãy tạo cơ hội cho trẻ được tự khám phá các trạng thái cân bằng, các giới hạn an toàn cho chính bản thân trẻ, để giác quan cân bằng của trẻ được phát triển tinh nhạy. Việc người lớn sợ hãi trẻ ngã trẻ đau mà cung cấp quá nhiều các công cụ hỗ trợ/ bảo hộ sẽ khiến trẻ mất đi giác quan cân bằng, không khai mở được khả năng nhận biết trạng thái, giới hạn an toàn cho cơ thể.
Trên đây chỉ là các vắn tắt sơ lược, các gợi ý cho cha mẹ để củng cố các giác quan nền tảng cuả trẻ. Mời cha mẹ đọc sâu thêm tại nguồn tài liệu hữu ích cuả tác giả Connie Helms tại website: