Khóa đào tạo giáo viên HCM

KHÓA ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON STEINER 2015 – 2018

BẰNG CẤP QUÔC TẾ

Khóa học dành những ai đang làm và quan tấm đến giáo dục trẻ nhỏ, muốn tìm hiểu sâu về nền giáo dục Steiner, tha thiết yêu trẻ và mong muốn được giáo dục trẻ bằng tình yêu thương, nhân văn, tự nhiên và tự do. Mỗi module đều gắn với việc rèn luyện các kỹ năng thực hành, giáo viên sẽ được đào tạo các kỹ năng phát triển tình yêu thương, các kỹ năng hội họa, điêu khắc, đàn, hát, kể chuyện….tất cả đều chỉn chu, chuẩn mực đến từng chi tiết, là điều kiện tiên quyết trong công việc và sự nghiệp giáo dục trẻ.

Nếu bạn quan tâm đến việc nuôi dạy con hiện đại, mong muốn con phát triển trí tưởng tượng, tính tự kỷ luật, và đặc biệt là biết chung sống hài hòa với con người cũng như với vạn vật trong tự nhiên, thì khóa học này dành cho bạn và con bạn. Phụ huynh có thể tham gia một số các module riêng biệt để nâng cao kiến thức và kỹ năng, để tự mình làm chuyên gia của mình thay vì bơi trong bể thông tin hỗn loạn về giáo dục. Các kiến thức và kỹ năng của khóa học không chỉ dừng lại ở lứa tuổi mầm non, sẽ hữu dụng ngay cả khi con bạn 18, 20 tuổi.

  1. GIẢNG VIÊN/CHUYÊN GIA

100% giảng viên là người nước ngoài, có trên 20 năm kinh nghiệm làm giáo viên mầm non Steiner/Waldorf; đồng thời là chuyên gia đào tạo giáo viên mầm non được Hiệp Hội Giáo Dục Mầm Non Steiner Thế Giới (IASWECE, International Association for Steiner/Waldorf Early Childhood Education) công nhận(*).

Số học viên mà các chuyên gia đã đào tạo trong suốt hơn 15 năm qua là hàng nghìn, hàng chục nghìn giáo viên, phụ huynh, ở khắp các châu lục trên thế giới.

  • Thanh Cherry (Australia/Vietnam),
  • Barbara Baldwin (Australia),
  • Shirley Bell (Australia),
  • Abhisiree Charanjavanaphet (Thailand),
  • Elesabeth Swisher (USA),
  • Louise deForest (USA),
  • Jill Taplain (UK),
  • Kathy MacFarland (New Zealand),
  • Kirsten Ramsden (US/ Australia),
  • John Stolfo (US/Hong Kong),
  • Li Zhang (China),… etc.
  • (*) IASWECE, International Association for Steiner/Waldorf Early Childhood Education là hiệp hội thế giới về giáo dục mầm non Steiner, mỗi quốc gia thành viên được cử một tổ chức là đại diện duy nhất cho quốc gia. IASWECE đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe nhất về giáo dục Steiner, cấp bằng/chứng chỉ cho tất cả giáo viên/trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Steiner Thế giới. Website: http://www.iaswece.org/
  • Có phiên dịch tại tất cả các buổi học (ngoại trừ module của Mrs. Thanh Cherry, do cô có thể nói được tiếng Việt).
  1. THỜI GIAN & ĐỊA ĐIỂM HỌC TẬP
Module Thời gian Địa điểm
Module 1 Từ 23 /11 – 4/12/2015 Tp. HCM
Module 2 15/2/2016 – 29/2/2016 Tp HCM
Module 3 15/7/2016 –  29/7/2016 Tp.HCM
Module 4 15/2/2017 – 29/2/2017 Tp. HCM
Module 5 15/7/2017 – 29/7/2017 Tp.HCM
Module 6 15/2/2018 – 29/2/2018 Tp. HCM
  • BẰNG CẤP
  1. Bằng cấp do Melbourne Rudolf Steiner Teaching Seminar (*) cấp.
  • Với 672h lý thuyết, 112h thực tập đứng lớp, hơn 480h thực hành làm bài tập lớn (hơn 10 bài tập dự án), học viên sẽ được cấp chứng chỉ Giáo viên mầm non Steiner, do Melbourne Rudolf Steiner Teaching Seminar chứng nhận. Bằng cấp này được chính phủ Úc công nhận. Giáo viên có bằng cấp này đủ điều kiện giảng dạy trong hệ thống giáo dục công lập và tư thục ở Úc, cũng như toàn bộ hệ thống các trường Steiner tại Úc, và Việt Nam.

(*) Melbourne Rudolf Steiner Teaching Seminar, http://steinerseminar.net.au/about-us/, là cơ quan chuyên tổ chức các khóa đào tạo giáo viên Steiner tại Úc từ hơn 40 năm nay. Không chỉ giáo viên theo đuổi nền giáo dục Steiner theo học tại đây, mà rất  nhiều giáo viên của các trường công lập, tư thục khác trên toàn nước Úc cũng đã tham gia các khóa học của Melbourne Rudolf Steiner Teaching Seminar, với bằng cấp được công nhận bởi toàn bộ hệ thống giáo dục Úc.

  1. Bằng cấp do International Association of Steiner Waldorf Early Childhood Education (IASWECE) cấp.
  • Với cùng điều kiện trên, nếu học viên hoàn thành khóa thực tập tại một trong số các trường mầm non Steiner đạt tiêu chuẩn của IASWECE sẽ nhận được bằng cấp của IASWECE. Bằng cấp này được công nhận và có giá trị trên toàn thế giới. Giáo viên có bằng cấp này đủ điều kiện giảng dạy tại toàn bộ các trường mâm non Steiner trên khắp thế giới, và được chấp nhận trong hệ thống giáo dục công ở một số nước.
  • Hiện ở Việt Nam chưa có trường mầm non nào đạt tiêu chuẩn của IASWECE, học viên buộc phải có trình độ tiếng Anh đủ tốt để đi thực tập tại nước ngoài.
  1. HỌC PHÍ & HỌC BỔNG & cơ hội nghề nghiệp
  1. Học phí

– Học viên đóng hoc phí toàn bộ khóa học để được cấp bằng: 90,000,000vnd (chưa bao gồm chi phí đi lai, ăn ở các kì thực tập ở nước ngoài). Học phí đóng làm 3 đợt.

Đợt 1: đóng 40%  học phí khi ghi danh,

Đợt 2: đóng 30% học phí trước khi bắt đầu module 2,

Đợt 3: đóng 30% còn lại trước khi bắt đầu module 3.

– Học viên tham gia một vài module chọn lọc (không cấp bằng): đóng học phí theo từng module: 20,000,000vnd/module; đóng khi ghi danh.

– Nhà trường hỗ trợ chỗ ở trong toàn bộ khóa học cho các học viên ở xa.

  1. Học bổng & cơ hội nghề nghiệp

Chúng tôi có chính sách hỗ trợ học bổng (50% học phí của khóa học) cho các bạn có mong muốn làm giáo viên mầm non, thực sự yêu nghề và có năng lực. Mời các bạn viết thư giới thiệu về bản thân và gửi hồ sơ xét tuyển học bổng tới Mrs.Hương [email protected].

Cơ hội nghề nghiệp cho các bạn có mong muốn làm việc tại hệ thống trường mầm non Steiner thuộc Hiệp hội WaldorfSteinerVietnam, hỗ trợ toàn bộ học phí sau 2 năm làm việc, mức lương khởi điểm 10 triệu/tháng.

  1. THÔNG TIN LIÊN HỆ
  1. Mrs. Hương; Trung tâm Học Viện Sáng Tạo S3, G12, Ngõ 68, Trung Kính, quận Cầu giấy, Hà Nội. Email: [email protected]. Điện thoại: 0978532826.
  1. Mrs. Dung; Erato School of Music and Performing Arts

30A Đoàn Thị Điểm, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 0938709050.

  1. Mrs. Thảo, Trường mầm non Thỏ Trắng, 305/12 Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. ĐT: 08 3997 9429.

—————————————

PHỤ LỤC: NỘI DUNG HỌC TẬP

  1. Bản chất của con người.
  2. Sự phát triển của trẻ trong bào thai.
  3. Sự phát triển của trẻ.
  4. Trạng thái huyền ảo & Trí tưởng tượng – Trẻ chơi như thế nào.
  5. Quan sát trẻ.
  6. 12 giác quan và cách làm việc với giác quan.
  7. Sự phát triển của ý thức.
  8. Bốn tính cách của con người.
  9. Thực hành kỹ năng lắng nghe và chia sẻ.
  10. Cách tạo ra câu chuyện và cách kể chuyện.
  11. Chuyện thần tiên và cách chọn câu chuyện thần tiên phù hợp với tuổi của trẻ.
  12. Những câu chuyện chữa lành tổn thương tâm hồn cho trẻ.
  13. Sinh hoạt vòng tròn – cách thực hiện sinh hoạt vòng tròn.
  14. Nhịp điệu – Tầm quan trọng của nhịp điệu.
  15. Nhịp điệu – Cách tạo ra nhịp điệu lành mạnh trong nhà trẻ.
  16. Tầm quan trọng của tranh vẽ của trẻ.
  17. Hiểu biết về tranh vẽ của trẻ.
  18. Hoạt động chơi của trẻ.
  19. Nghiên cứu trẻ.
  20. Trẻ có nhu cầu chăm sóc đặc biệt & cách làm việc với trẻ có nhu cầu chăm sóc đặc biệt.
  21. Các giác quan trong mối liên hệ với trẻ có nhu cầu chăm sóc đặc biệt.
  22. Tạo ra nề nếp trong lớp một cách sáng tạo.
  23. Trò chơi bằng cử động của bàn tay.
  24. Trò chơi bằng cử động của ngón tay.
  25. Sự phát triển nội tâm của giáo viên.
  26. Tổ chức lễ hội.
  27. Tổ chức sinh nhật cho trẻ.
  28. Bày trí bàn thiên nhiên.
  29. Lịch sử âm nhạc và quãng năm trong âm nhạc.
  30. Cách chơi đàn lyre và âm nhạc cho trẻ.
  31. Sáng tác nhạc bằng đàn lyre.
  32. Sự phát triển của Suy nghĩ, Cảm xúc và Ý chí qua âm nhạc.
  33. Học thổi sáo và sáng tác bài hát bằng sáo.
  34. Các nhạc cụ.
  35. Cách đọc nốt nhạc, hát nối và hát đuổi.
  36. Eurythmy (Chuyển động hài hòa).
  37. Nhận biết về màu sắc.
  38. Màu sắc trong mối liên hệ với sự thay đổi ý thức của trẻ.
  39. Vẽ màu nước – nghệ thuật và là phương pháp trị liệu tâm lý.
  40. Thực hành vẽ màu nước & vẽ chì than.
  41. Hoạt động nghệ thuật với vai trò phát triển bản thân cô giáo.
  42. Thực hành vẽ nhiều lớp (Veil painting)
  43. Ánh sáng, màu sắc và bóng tối trong mối liên hệ với Suy nghĩ, Cảm xúc và Ý chí
  44. Bảy màu trong mối liên hệ với sự nuôi dưỡng tâm hồn và thể chất lành mạnh.
  45. Thực hành sơn tường bằng màu nước (Lazure painting).
  46. Sự phát triển của nhân loại và sự minh họa bằng hoạt động nặn đất sét.
  47. Ngôn ngữ của giáo viên hỗ trợ hay gây trở ngại đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ như thế nào.
  48. Thực hành một số bài tập về ngôn ngữ.
  49. Thực hành thủ công – Làm búp bê cho trẻ.
  50. Thực hành Thủ công – Đan len.
  51. Thực hành thủ công – Làm con rối đứng để kể chuyện.
  52. Thực hành thủ công – Làm con rối dây để kể chuyện.
  53. Thực hành thủ công – Làm thú bằng vải nỉ.
  54. Thực hành thủ công – Móc dây bằng len.
  55. Thực hành thủ công – Làm thú bằng len đan
  56. Tầm quan trọng của công việc nhà đối với trẻ.
  57. Ý nghĩa thiêng liêng của công việc nhà: Chân, Thiện, Mỹ.
  58. Cách dọn dẹp đồ chơi sau giờ chơi tự do
  59. Ảnh hưởng của môi trường lớp học đến sức khỏe của trẻ.
  60. Tầm quan trọng của công việc thủ công đối với giáo viên
  61. Thực hành đẽo gỗ làm đồ chơi cho trẻ (Wood carving)